Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng nứt bê tông
Hiện nay hiện tượng nứt bê tông rất phổ biến tại các công trình xây dựng, đặc biệt là các vết nứt kèm theo sự rò rỉ nước như sàn mái, bể chứa nước, đường hầm trong giao thông… làm giảm tuổi thọ của công trình. Nguyên nhân và cách khắc phục các hiện tượng nứt bê tông sẽ được trình bày trong bài viết này.
Không nên đổ bê tông lúc nhiệt độ ngoài trời cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Nguyên nhân
Sàn nhà bạn bị hiện tượng nứt bê tông thứ nhất là do tác động của các yếu tố thời tiết, làm cho sàn nhà bạn có những vết nứt nhỏ, vết nứt này không đáng lo ngại. Nguyên nhân thứ hai là do chủ quan của những người thi công công trình họ không tính toán đúng kết cấu của ngôi nhà, không có kết cấu thép phù hợp, chưa đạt tiêu chuẩn về mác bê tông... hoặc do một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Bê tông có cường độ chịu nén cao (lớn hơn 300kg/cm2) dễ xảy ra hiện tượng nứt.
- Nứt bê tông tập trung nhiều vào kết cấu sàn, tường bê tông có diện tích lớn.
- Dùng lượng hóa chất đông cứng nhanh vượt quá định mức cho phép (thời gian tháo cốt pha càng nhanh thì khả năng nứt sàn càng cao)
- Đổ bê tông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.
- Bảo dưỡng bê tông chưa tốt.
Một số kiểu nứt bê tông và cách khắc phục
Nứt chân chim nhẹ và cạn
Vết nứt nhẹ, cạn, hình chân chim thường chỉ nằm ở lớp vữa trát, không ăn sâu vào tường gạch... thường có các lý do: kỹ thuật tô tường (tường khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, hồ tô mỏng - tối thiểu phải 1cm, tô xong bị nắng nhiều, không dưỡng hộ đúng...). Hoặc việc tô trát và sơn nước không đúng kỹ thuật, thi công sai quy trình.
Ở các lý do trên, cần đục lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt, xử lý kỹ, đủ ẩm và tô lại bằng vữa già xi măng, cát mịn. Nếu bị dộp, cần đục bỏ toàn bộ mảng tường để tô lại. Lớp hồ tô phải để tối thiểu 7 ngày mới cho xử lý chà, trét, sơn nước.
Vết nứt sâu, xuyên qua tường xây
Cần phải xem kỹ: Nứt bê tông ở mép tiếp giáp tường-cột do kỹ thuật thi công, đã không đặt hay đặt không đủ thép râu neo vào tường. Trường hợp này, dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.
Nứt bê tông ở mép tiếp giáp tường - dạ đà: cũng do lỗi thi công đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định (xây xiên, xây bằng gạch đinh, gạch thẻ, các góc trống phải miết kỹ hồ). Hệ quả là trong quá trình đông cứng, tường và cả hồ xây, trát đều co ngót một phần làm xuất hiện vết nứt bê tông ngang.
Có thể dùng biện pháp sửa chữa vết nứt như trên. Hoặc đục hàng gạch trên cùng ra để xây lại theo đúng quy định.
Nứt bê tông ở mép tiếp giáp tường-mặt trên đà thường thấy ở các tầng: cũng do lỗi kỹ thuật thi công. Sau khi đúc đà, sàn các tầng, trước khi xây tường, ở mặt bê tông sẽ xây phải làm thật sạch, đủ ẩm; phải có một lớp hồ dầu, miết kỹ. Nên xây trước tối thiểu là 3 hàng gạch đinh (gạch đặc). Ðộ cứng được chuyển dần từ đà sàn bê tông sang gạch đặc, gạch ống, sẽ hạn chế xuất hiện khe nứt. Nếu không thực hiện chuẩn, có thể có vết nứt. Cách sửa có thể bằng vữa cao cấp như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt.
Những vết nứt này chủ yếu do đà sàn bị võng. Do đó tiết diện các cấu kiện (đà) phải đủ độ cứng cần thiết và cốt thép đủ sao cho độ võng này không đáng kể. Chính những vết nứt này, ở tường ngăn khu vệ sinh, ở tường đầu hồi là chỗ dễ thấm nước, gây loang lổ.
Nứt ở đầu cửa và nứt bất kỳ
Nứt bê tông ở mép cửa thường xuất hiện ở các góc trên cửa đi, cửa sổ. Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa ngay từ đầu, các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột). Việc tiết kiệm chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này.
Cách sửa hiệu quả nhất là đục lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn. Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị nứt lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh.
Các vết nứt bê tông nghiêng trên tường là loại vết nứt "khó chịu" nhất và sẽ khó sửa nhất. Thường nó có thể xuất hiện tại nhiều mảng tường, ở nhiều tầng. Quy luật là xuất hiện sát mép sàn, gần các cột và xiên dần vào giữa mảng tường; hoặc xuất hiện ở các góc dưới của bậu cửa sổ, xiên xuống dưới. Nguyên nhân là nhà hay công trình của bạn đã bị lún ít nhiều rồi! Muốn sửa phải chống lún bằng nhiều giải pháp khác nhau, đều có khó khăn và tốn kém. Việc đục rỗng vết nứt, đóng "gông" (đinh đỉa) để "may" vết nứt lại chỉ tạm thời, không hiệu quả; vì không ngăn chặn được nguyên nhân gây ra và sẽ bị nứt lại, có thể là chỗ cũ hay quanh đó.
Ngoài ra, không nên dùng loại bê tông có cường độ chịu nén cao trong các công trình nhà tư nhân, nên dùng loại có cường độ 200kg/cm2. Hạn chế dung hóa chất đông cứng nhanh.
Nên đổ bê tông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bê tông mới đông cứng.
Thi công xây dựng phần thô cần có khe co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài (cạnh dài không nên vượt quá 40m).
THÔNG TIN LIÊN HỆ - CÔNG TY CỔ PHẦN SAKI
Tên viết tắt - SAKI CORP
Trụ sở chính: 613 QL13, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP HCM
Điện thoại: (+84) 8.3727 0540 - Fax: (+84) 8. 3727 1733
Hotline: (+84) 918 153 405 - Mr Hà
Email: sales@sakicompany.com
Website: www.sakicompany.com
Bài viết được nhiều người quan tâm:
Lễ khởi công xây dựng nhà máy Cốp Pha Nhôm
Một Số Hướng Dẫn Lắp Đặt Giàn Giáo An Toàn
Theo Báo xây dựng
Các bài đăng khác
- THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2020 (18.01.2020)
- TEAM BUILDING 2023 – KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP CÔNG TY SAKI (09.10.2023)
- ĐÀO TẠO CHUYÊN ĐỀ "KỸ NĂNG BÁN HÀNG B2B" (14.09.2019)
- HÀNH TRÌNH 16 NĂM PHÁT TRIỂN - BỀN VỮNG - VƯƠN XA (2003 - 2019) (23.08.2019)
- Bế mạc Giải bóng đá SAKI CORP Championship 2019: Đội Nhà máy coppha nhôm giành chức vô địch (20.08.2019)